Trong vườn cây ăn trái tại Trung tâm Giống Thủy sản và
Cây trồng, có rất đa dạng các nhóm cỏ lá rộng, lá hẹp xuất hiện trong vườn, chúng
sinh trưởng phát triển rất mạnh. Một số loại cỏ có hiện tượng kháng thuốc diệt
cỏ kể cả thuốc lưu dẫn và thuốc tiếp xúc. Việc sử dụng thuốc trừ cỏ hiện nay
cho thấy rất tốn kém, hiệu quả phòng trừ không cao, cỏ mọc lại rất nhanh đặc
biệt vào mùa mưa cạnh tranh dinh dưỡng với cây trồng ảnh hưởng đến sinh trưởng
phát triển của cây. Mặt khác, thị trường lao động khan hiếm, cạnh tranh lao
động cao với các doanh nghiệp trong khu vực, khó tuyển dụng lao động trực tiếp,
thiếu hụt nhân công dẫn đến việc trừ cỏ dại chưa kịp thời, hiệu quả trừ cỏ chưa
cao.
Từ thực tế nêu trên, Trung tâm đã phát động phong trào
tìm kiếm sáng kiến cải tiến để người lao động tìm ra biện pháp xử lý cỏ dại hiệu
quả. Biện pháp khống chế cỏ dại trước đây Trung tâm áp dụng là sử dụng rơm để
phủ gốc nhưng sau khoảng 3 tháng rơm đã mục và cỏ dại lại phát triển. Sáng kiến
ban đầu được đưa ra là sử dụng tấm mủ cao su để phủ gốc cây, sau 6 tháng thử
nghiệm mặc dù đã khống chế tuyệt đối cỏ dại nhưng tấm mủ cao su có nhược điểm
không thấm nước nên cây phát triển không được như mong muốn. Sau đó, Trung tâm
đã tiến hành cho thử nghiệm vải địa kỹ thuật (vải dệt PP), đây là loại vật liệu
có tính bền, chịu lực cao, chống chịu được ánh sáng mặt trời và mưa gió, có các
kích thước lỗ khác nhau nên có khả năng thoát nước, được ứng dụng để che phủ
công trình và cả trong nông nghiệp.


Vườn
cây chưa phủ vải địa kỹ thuật Vườn
cây đã phủ vải địa kỹ thuật
Qua thử nghiệm phủ
vải địa kỹ thuật chống cỏ cho vườn cây sưu tập từ tháng 9 năm 2017 và vườn cây
Thanh nhãn tại khu đất 20ha từ tháng 11 năm 2018 cho thấy quản lý được cỏ dại
hiệu quả, cây sinh trưởng phát triển mạnh hơn cây không phủ vải mà không phải
phun thuốc trừ cỏ. Hiệu quả của loại vải địa trên đã được Phòng Kỹ thuật – Sản
xuất Tổng công ty kiểm tra, đánh giá và đã xác nhận tính hiệu quả của vật liệu
cùng với sự phát triển tốt của cây trồng sau thử nghiệm có đối chứng.

Vườn
cây Thanh nhãn Sagri
Theo tính toán của Trung tâm thì trong thời hạn 3 năm
sử dụng vải địa kỹ thuật có thể tiết giảm chi phí khoảng 700.000.000 đồng trên diện tích cây ăn trái 31,9ha so với biện pháp
làm cỏ thủ công và phun thuốc trừ cỏ như hiện nay. Tuy nhiên theo khuyến cáo
của nhà sản xuất, thời hạn sử dụng vải địa có thể kéo dài 4-5 năm, do vậy chi
phí tiết kiệm có thể cao hơn.
Phân tích lợi ích kinh tế cho thấy việc quản lý cỏ dại
bằng phủ vải địa kỹ thuật mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm được chi phí thuốc
trừ cỏ, công lao động,... cây sinh trưởng phát triển tốt. Đây được xem là một
giải pháp mới trong việc quản lý cỏ dại trong điều kiện canh tác tại Trung tâm.
Với cơ sở nêu trên, Trung tâm Giống Thủy sản và Cây trồng đang tiến hành triển
khai sáng kiến “Phủ vải địa kỹ thuật cho vườn cây ăn trái” trên toàn bộ diện
tích cây ăn trái của Trung tâm (31,9ha).
Từ hiệu quả khống chế cỏ dại và mang
lại hiệu quả kinh tế của vật liệu vải địa kỹ thuật cho thấy đây là một sáng
kiến cải tiến kỹ thuật rất có ý nghĩa, mang tính ứng dụng cao không chỉ riêng
cho Trung tâm mà cho tất cả các đơn vị sản xuất nông nghiệp nói chung.
Bảo Lộc